( Hỏi bởi Thu Hue, lúc 27-11-2013 11:45 )
Xin chào bác sĩ, răng ḿnh bị tụt lợi cũng đc thời gian dài, đặc biệt là 4 cái răng cửa ở dưới và dạo này hay có hiện tượng ê buốt, thi thoảng đánh răng c̣n bị chảy máu chân răng, ḿnh để ư th́ thấy phần lợi giữa 2 răng (ở 4 cái răng cửa dưới cực ḱ ít, sờ 4 cái răng đó c̣n thấy lung lay) cho ḿnh hỏi phải làm như thế nào để hết hiện tượng trên? Năm nay ḿnh 20 tuổi, và chưa đi cạo vôi răng bao giờ, ḿnh chỉ hàn răng sâu thôi. Gia đ́nh ḿnh không có ai bị như ḿnh. Ḿnh xin cảm ơn nhiều :)
TUVAN_TUONG_TU is not update yet. Please check another time Trả lời:
Chào em,
Chảy máu răng, tụt nướu răng thường do vôi răng gây nên. Vôi răng là những mảng bám thức ăn lâu ngày bị canxi hóa, lắng đọng bám dính vào thân răng hoặc dưới chân răng. Vôi răng lâu ngày sẽ làm nướu bị viêm . Nướu bị viêm sẽ gây hiện tượng cháy máu chân răng, đặc biệt khi đánh răng hoặc sử dụng tăm xỉa răng. Em có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết về vôi răng tại đây nhé. Gọi theo chữ Hán, nha là răng, chu là xung quanh, bệnh nha chu là bệnh của mô nâng đỡ xung quanh răng bao gồm nướu răng (lợi), dây chằng, và xương ổ răng.
B́nh thường nướu răng sẽ bám chung quanh cổ răng.
Giữa răng và nướu luôn có một khe hẹp (nghĩa là nướu răng áp sát vào cổ răng) và có độ sâu chỉ khoảng chừng 1-2 mm.
Khi t́nh trạng vệ sinh răng miệng kém, có nhiều mảnh vụn thức ăn lọt vào khe nướu, đọng lại đó, lâu dần cứng lại thành vôi răng. Lúc này bệnh nhân có thể cảm thấy ê buốt hay ê ẩm răng. Đôi khi t́nh trạng khó chịu này chỉ thoáng qua, rồi tự hết, bệnh nhân tưởng là khỏi bệnh. Nhưng không phải như vậy! Vôi răng vẫn c̣n nằm trong khe nướu và tiếp tục tích tụ nhiều hơn, đẩy đáy khe nướu tụt dần xuống khỏi vị trí quanh cổ răng lúc ban đầu. Lúc này khe nướu không c̣n là khe nữa v́ đă phát triển sâu hơn và rộng ra (nướu răng không c̣n ôm sát chân răng nữa), như h́nh dạng một cái túi, nên gọi là túi nướu (hay túi nha chu).
Như vậy, túi nha chu là phát triển từ khe nướu mà ra. Túi càng sâu th́ răng càng lung lay (v́ phần xương ổ răng bao bọc quanh chân răng bị tiêu hủy dần đi), bệnh càng nặng, việc điều trị càng khó thành công. Hơn nữa, túi nha chu càng sâu việc chải sạch thức ăn càng khó v́ thức ăn rơi vào túi sâu sẽ khó lấy ra hơn. Hậu quả là bệnh hay tái phát.
Có thể chữa lành bệnh nha chu hay không? Hay nói cách khác là răng lung lay có tự cứng lại được hay phải nhổ bỏ?
Tin 'tốt' là, với sự tiến bộ của y học ngày nay bệnh nha chu đă có thể chữa lành hoàn toàn. Tuy nhiên, tin 'xấu' là, các biện pháp điều trị phối hợp rất phức tạp, tốn kém. Trong thực tế, phần lớn bệnh nhân vẫn chưa thể có điều kiện tiếp cận dễ dàng với đầy đủ các biện pháp trị liệu này. Và nếu mọi biện pháp trị liệu không được thực thi đầy đủ bệnh nhân cần ư thức một số khả năng như sau:
- Nha sĩ có thể điều trị chặn đứng các tiến triển của bệnh (chảy máu, chảy mủ, đau nhức, ê ẩm, sưng nướu, ...) và loại trừ hết các dấu hiệu bệnh tật trên. Tuy nhiên nếu răng đă bị tụt nướu làm lộ chân răng ra ngoài th́ gần như không thể điều trị để nướu mọc cao lên che đậy lại chân răng.
- Nếu xương ổ răng bị tiêu hủy nhiều làm răng lung lay th́ cho dù điều trị bệnh có kết quả tốt đến đâu đi nữa th́ răng cũng khó mà chắc lại như cũ được nữa. Đó là do xương ổ răng, nền cho chân răng tựa vào đó, không có khả năng mọc trở lại.
- Nếu răng đă bị xô lệch, nghiêng ngả do bệnh nha chu th́ sau điều trị, thông thường là các răng vẫn cứ ... nghiêng ngả như vậy, chứ không thể trở lại ngay ngắn, liền lạc nhau như cũ nữa! Đó là do mô nha chu (đặc biệt là hai thành phần xương ổ răng và dây chằng nha chu) không thể phục hồi lại như trước khi bị bệnh.
Do đó nói bệnh nha chu có thể chữa lành hoàn toàn là ta đang đề cập đến năng lực của y học. C̣n nếu nói bệnh nha chu không thể chữa lành là có ư nói t́nh trạng nguyên thủy lành mạnh của hàm răng không thể phục hồi do khả năng của bệnh nhân tiếp cận đầy đủ các biện pháp trị liệu bệnh nha chu, trên thực tế, c̣n rất thấp.
Quay trở lại trường hợp của em, từ trước tới giờ em chưa đi cạo vôi răng lần nào nên những ǵ em miêu tả thường là dấu hiệu của bệnh viêm nướu - nha chu do vôi răng gây nên. Trước hết, em cần phải được cạo vôi, đánh bóng sạch sẽ để loại bỏ hoàn toàn những vi khuẩn gây nên t́nh trạng này.
Điều trị nha chu rất khó nhưng pḥng ngừa nha chu lại rất dễ. V́ vậy, cứ định kỳ 6 tháng/1 lần, em hăy đi kiểm tra và vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng, mảng bám sạch sẽ để bảo vệ những răng c̣n lại nhé.
Răng có hồi phục được hay không? hay phải điều trị ǵ khác th́ cần phải căn cứ vào t́nh trạng và mức độ của răng hiện tại. Cần phải thăm khám kỹ lưỡng trực tiếp trên răng, kết hợp chụp phim x-quang để kiểm tra mới có thể đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Em hăy qua trực tiếp pḥng khám, chúng tôi sẽ khám và tư vấn cụ thể, chính xác hơn. Khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Chúc em sớm có một chất lượng sức khỏe răng miệng thật tốt!
Thân chào em, 126 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP HCM Tel: 08 38 38 9660 - 08 39 209 902 Hotline: 0982 365 000 0982 365 000 Email: nhakhoathammy126@gmail.com
|