( Hỏi bởi Thúy Diễm, lúc 02-11-2012 15:11 )
Em có ư định trồng răng sứ, Bác Sĩ cho em xin được hỏi:
1. Những người đang mang răng sứ (cả 2 hàm) mà có thai th́ có ảnh hưởng đến thai nhi không?
2. Thuốc mà bác sĩ sử dụng để gắn răng tạm và răng vĩnh viển có thấm vào máu và ảnh hưởng đến thai nhi không?
3. Em nghe nói khi vào pḥng mổ không được mang răng giả, vậy nếu em sinh mổ th́ khi vào pḥng mổ mang răng sứ có được không?
Em xin cám ơn Bác sĩ.
Khi bạn gặp phải t́nh trạng tương tự và nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về nó, đừng ngần ngại, hăy liên lạc với chúng tôi theo địa chỉ https://www.facebook.com/BaLanDentist/ Hoặc đặt câu hỏi trực tiếp tại đây. Cảm ơn bạn đă đọc bài viết này! Trả lời:
Chào em,
Răng sứ, dù một đơn vị hay nguyên cả hàm răng sứ đều không gây ra bất kỳ tác động nào đến các bộ phận khác, các bệnh khác của cơ thể. Có nghĩa là, việc em đang có nguyên một hàm răng sứ sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Em hăy yên tâm nhé.
Tuy nhiên, trong những bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi có chứng bệnh viêm nướu - viêm lợi. Người phụ nữ đang mang thai mà bị viêm nướu - viêm lợi kéo dài không điều trị có thể sẽ dẫn đến nguy cơ sinh non.
Răng sứ, trong một số trường hợp sau có thể gây ra chứng viêm nướu - viêm lợi:
- Răng sứ kim loại: Thành phần bên trong của răng sứ kim loại là kim loại. Kim loại có tính chất vật lư là oxy hóa. Răng sứ kim loại thường bị đào thải kim loại thoát qua đường nướu răng sau khoảng trên dưới 5 năm sử dụng. Khi kim loại thoát ra sẽ làm cho bản thân chiếc răng sứ đó bị đen và làm cho vùng nướu răng đó bị viêm.
Khi bị viêm nướu v́ răng sứ th́ cách điều trị duy nhất là thay lại bằng răng sứ mới.
- Răng sứ Titan: khoảng thời gian đen viền chân răng và gây dị ứng viêm nướu răng khoảng từ 10 năm đến 15 sau khi sử dụng
- Răng toàn sứ: không gây dị ứng, không gây viêm nướu - lợi.
- Kỹ thuật làm răng sứ không tốt: răng sứ có thể bị hở, không ôm khít lấy cùi răng, làm tồn đọng thực phẩm sinh hoạt hàng ngày vào vùng trống này, gây viêm nướu răng và phá hủy cùi răng.
Trường hợp này, răng sứ phải được thay lại bằng răng sứ mới.
V́ vậy, để kết luận răng sứ có ảnh hưởng đến thai nhi hay không, phải căn cứ đến t́nh trạng nướu răng trong thời kỳ này. Nếu nướu răng tốt b́nh thường th́ hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Trong thời kỳ đặc biệt quan trọng này, em hăy cố gắng chăm sóc răng miệng thật kỳ, cạo vôi đánh bóng định kỳ, trám pḥng ngừa toàn bộ răng sâu,... để có một sức khỏe răng miệng tốt nhất. Trong thời kỳ bầu bí, người phụ nữ mang thai sẽ rất khổ sở và gặp nhiều khó khăn trong điều trị những vấn đề về sức khỏe răng miệng.
2. Thuốc dùng để gắn tạm và gắn vĩnh viễn răng sứ vào cùi răng thật thường được nhập khẩu từ Đức, Mỹ hoặc Nhật. Đây là những loại thuốc đă được kiểm định là không gây dị ứng với mô răng và mô nướu răng cũng như không thẩm thấu vào cùi răng, không làm tổn thương tủy răng. Nói dễ hiểu như câu hỏi của bạn là thuốc không bị ngấm vào máu. Như vậy, đối với thai nhi, loại thuốc này hoàn toàn vô hại.
3. Một số kỹ thuật mổ, hoặc chụp chiếu tinh vi yêu cầu không được có kim loại trên người bệnh nhân v́ kim loại có thể gây nhiễu từ, ảnh hưởng đến các thiết bị điều trị tinh vi, ảnh hưởng đến quy tŕnh phẫu thuật, hoặc chiếu chụp. Trong các kỹ thuật đó có thể kể đến phẫu thuật sọ năo, phẫu thuật tim, hoặc chụp cộng hưởng từ, MRI,...
Đối với phẫu thuật trong sản khoa, kim loại thường ít hoặc không ảnh hưởng đến quy tŕnh mổ.
Bên cạnh đó, lượng kim loại (tính cho cả hai hàm răng) là rất ít, nên hoàn toàn không gây tác động xấu đến quy tŕnh phẫu thuật sản khoa.
Vấn đề kim loại từ răng sứ ảnh hưởng đến một số kỹ thuật phẫu thuật thường được nha sĩ đề cập đến khi bệnh nhân có ư định thực hiện bọc măo răng sứ nguyên hàm. Thông thường, đối với những trường hợp này, nha sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên chọn loại măo răng toàn sứ (Cercon - Zirconia) để có thể hoàn toàn yên tâm, nếu sau này gặp phải những điều trị cần yếu tố loại trừ kim loại.
Răng toàn sứ Cercon - Zirconia hiện là một tiến bộ vượt bậc trong vật liệu điều trị nha khoa. Loại vật liệu này tương hợp gần như là tối ưu với mô răng, mô nướu răng, không gây viêm nướu răng (như đă phân tích ở trên) và đặc biệt là không gây ảnh hưởng đến một số phẫu thuật đ̣i hỏi phải loại trừ kim loại trên người bệnh.
Em có thể tham khảo thêm thông tin về răng toàn sứ tại đây nhé!
Trong giới hạn của một bài Tư vấn, chúng tôi chỉ có thể cung cấp cho em những thông tin và một vài lời khuyên như vậy. Em hăy qua trực tiếp pḥng khám, chúng tôi sẽ khám và tư vấn cho em cụ thể, chính xác hơn. Khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí. Chúc em sớm có một hàm răng đều đẹp với chất lượng sức khỏe răng miệng thật tốt! Thân chào em, 126 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP HCM Tel: 08 38 38 9660 - 08 39 209 902 Hotline: 0982 365 000 Email: nhakhoathammy126@gmail.com
|