( Hỏi bởi Nguyễn Thu Phương, lúc 28-11-2015 19:12 )
thưa bác sĩ, con em năm nay 4 tuổi, răng hàm của cháu bị sâu, em mới đị hàn răng được khoảng 20 ngày. 2 hôm nay cháu bị sưng má hàm dưới chỗ chiếc răng mới hàn là răng số 4, như bị quai bị. em sờ thì thấy răng hàm đó bị lung lay. mà con em chưa lung lay, thay răng nào cả. bác sĩ tư vấn giúp em răng cháu bị lung lay trước răng cửa như vậy thì phải làm sao? cám ơn bác sĩ nhiều ạ. TUVAN_TUONG_TU is not update yet. Please check another time Trả lời:
Chào em, Trước hết, xin nói về cấu tạo (cơ bản) của răng để em dễ hình dung:
Răng có cấu tạo gồm 3 lớp: men răng ở ngoài cùng, ngà răng ở giữa và tủy răng ở trong cùng. Răng cửa hay răng ở trong cũng đều có cấu tạo cơ bản như vậy. Nếu lớp men răng bị sâu, bị bể mất, để lộ ngà răng thì răng sẽ có cảm giác ê buốt khi tiếp xúc với thực phẩm nóng, lạnh, chua, ngọt,… Nếu lớp men và lớp ngà bị mất, để lộ lớp tủy răng, làm tủy răng nhiễm trùng thì răng sẽ bị nhức. Sâu răng là một căn bệnh gây tàn phá men răng. Khi men răng đã phá hủy nhiều, tủy răng bị lộ ra gây nhiễm trùng. Như hình ảnh bên cạnh, vết sâu răng đã làm lộ tủy răng (men răng cản quang màu trắng, tủy răng thấu quang màu đen, nằm ở giữa thân răng)
Trong trường hợp tủy răng đã bị nhiễm trùng thì răng phải được điều trị tủy để loại bỏ ổ nhiễm trùng. Sau khi điều trị tủy răng thành công, răng mới được trám hoặc bọc mão răng sứ để phục hồi trở lại. Nếu không được điều trị tủy răng mà trám luôn lại thì có được không? Vì sao có trường hợp sau khi trám về răng lại bị nhức và/hoặc mặt sưng to? – như trường hợp của bé nhà em? Giải thích điều này như sau: Khi tủy răng bị nhiễm trùng qua lỗ sâu răng sẽ xuất hiện tình trạng chất dịch nhiễm trùng được lưu thoát qua lỗ sâu răng. Khi lỗ sâu răng này đột ngột bị bịt lại (bằng phương pháp trám), thì ngay lập tức áp suất trong buồng tủy răng sẽ tăng cao vì không còn sự lưu thoát như trước đó nữa. Áp suất buồng tủy tăng cao sẽ làm cho bệnh nhân có cảm giác đau nhức dữ dội. Và răng là một khối rất rắn chắc, chỉ có một lỗ thông duy nhất và rất nhỏ nằm ở chóp răng. Áp suất buồng tủy tăng đột ngột sẽ đẩy dịch nhiễm trùng chui qua lỗ chân răng. Ở đây tập trung rất nhiều mạch máu và dây thần kinh răng nên sẽ kích thích cảm giác đau nhức và làm toàn bộ vùng mặt quanh răng bị sưng tấy. 
 Những răng sâu quá lớn như thế này thì bắt buộc phải điều trị tủy trước khi trám (hoặc bọc sứ). Nếu không được điều trị tủy trước, hoạt động trám răng sẽ làm cho răng bị nhức và mặt bị sưng Trường hợp của bé nhà em, sau khi trám bị nhức và sưng, đồng thời cũng làm tổn thương cho vùng quanh răng, chóp chân răng và làm cho răng lung lay.
Răng của bé hiện là bị lung lay bệnh lý. Như nhóm răng cửa của bé phải đến 6 tuổi mới lung lay và được thay thế, nhóm răng hàm này thì phải đến 10 tuổi thì răng mới lung lay theo sinh lý bình thường.
Bây giờ, răng cần phải được giữ lại để được điều trị tủy răng. Sau khi điều trị tủy răng thì mặt bé sẽ hết sưng, hết nhức và răng sẽ chắc trở lại. Trong giới hạn của một bài Tư vấn, chúng tôi chỉ có thể cung cấp cho em những thông tin và một vài lời khuyên như vậy. Tại Nam Định, em hãy cho bé đến khám tại một trung tâm nha khoa uy tín hoặc bệnh viện có chuyên khoa về RHM để được khám và tư vấn cụ thể, chính xác hơn nhé. Chúc bé nhà em luôn có một chất lượng sức khỏe răng miệng thật tốt! Thân chào em, 126 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP HCM Tel: 08 38 38 9660 – 08 39 209 902 Hotline: 0982 365 000 Email: nhakhoathammy126@gmail.com
|