NHA KHOA THẨM MỸ BÁ LÂN 126
___nụ cười của bạn - đam mê của chúng tôi___


.:126 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1:.


 

Hễ răng đau là...nhổ?


   Răng rung rinh: nhổ, răng hư: cũng nhổ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nha khoa, không phải răng nào "có vấn đề", bệnh nhân muốn nhổ cũng được.    Không bị đau nhưng chiếc răng cứ lung lay mãi khiến chị Thu (Q.Bình Tân, TP.HCM) rất khó chịu. Chị quyết định đến bệnh viện (BV) để nhổ. Thế nhưng, tại BV, chị nhận được lời khuyên nên giữ lại răng, không nên nhổ mà chỉ nên trám lại.    Những trường hợp không nên nhổ răng    Theo Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Bá Lân, Trưởng phòng Nha khoa 126 Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.HCM, các trường hợp không thể nhổ răng có thể liên quan đến bệnh lý toàn thân hay tại chỗ.
Ths.Bs Nguyễn Bá Lân
     - Các bệnh lý toàn thân bao gồm những bệnh lý về đông máu, bệnh tim mạch không kiểm soát, bệnh máu ác tính, bệnh tiểu đường không kiểm soát và một số loại thuốc điều trị. Trong những trường hợp này, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy, bác sĩ chỉ quyết định can thiệp khi bệnh lý của bệnh nhân đã ổn định sau điều trị nội khoa.    - Các bệnh lý tại chỗ bao gồm những răng trong vùng đang điều trị xạ trị và bị nhiễm trùng cấp tính.    Ngoài ra, còn chống chỉ định nhổ răng nếu xét thấy vấn đề này không khẩn cấp ở phụ nữ có thai.    Những trường hợp cần phải nhổ răng
Cách chăm sóc răng sau khi nhổ răng - tiểu phẫu
1. Cắn chặt gòn từ 30 phút đến 1 tiếng rồi nhả ra
2. Không khạc nhổ nước bọt suốt buổi, không súc miệng nhất là với nước muối.
3. Ngày đầu đắp nước đá ngoài môi hoặc má tương ứng với vùng nhổ răng.
4. Các ngày đầu đắp khăn ấm để tan máu tụ và giảm sưng
5. Có thể có vết bầm ở môi hay má
6. Sưng lớn nhất vào ngày thứ hai rồi giảm dần
7. Không chùi màng trắng nơi vết thương, ngày hôm sau đánh răng bình thường
8.  Uống thuốc theo toa bác sĩ
9. Ăn uống bình thường, tránh nhai mạnh ở vùng nhổ răng
10. Một tuần trở lại cắt chỉ (nếu có khâu)
11. Nếu có bất thường như chảy máu nhiều, sưng lớn, đau kéo dài,... vui lòng tái khám hoặc gọi điện thoại ngay cho phòng mạch 
- Răng bị sâu trầm trọng, không thể phục hồi.- Hoại tử tủy nhưng không thể điều trị được với thủ thuật nội nha.- Bệnh nha chu tiến triển dẫn đến răng lung lay trầm trọng không thể phục hồi.- Răng mọc sai vị trí và răng không có chức năng.- Răng nứt hoặc vỡ nhưng không thể tái tạo để bảo tồn.- Khi có chỉ định phục hình lại răng.- Răng ngầm được chỉ định. Tuy nhiên, không phải tất cả răng ngầm đều có chỉ định nhổ.- Răng dư.- Răng có sang thương bệnh lý như là khối u nhưng không thể điều trị hoàn toàn nếu không nhổ răng.- Trước khi điều trị ung thư loại bỏ tủy trầm trọng hoặc xạ trị, bất kì răng nào có tiên lượng mơ hồ hay có tiềm năng nhiễm trùng đều phải được nhổ đi.- Răng nằm trong vùng gãy xương hàm.Số răng nhổ ở mỗi lần tùy thuộc vào vị trí của các răng, tình trạng răng và sức khỏe của bệnh nhân. Có thể nhổ 2 - 3 răng cùng một lần. Không nên nhổ các răng ở hai bên hàm trong một lần vì sẽ gây trở ngại trong quá trình ăn uống.
Theo Phụ Nữ Online
Website thuộc  Công ty TNHH TM Bá Lân.
MST:0312553345.
Địa chỉ: 126 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

ĐT: 028 38 38 9660 - Hotline: 0937 999 126
© Copyright 2021 By nhakhoa126.com
Nụ cười của bạn | Đam mê của chúng tôi
THIẾT KẾ BỞI HTM.WIKI