Răng giả được phát minh lần đầu tiên cách đây hàng ngàn năm. Người Etrusca đã làm những chiếc răng giả bằng xương hoặc bằng vàng lắp vào bên cạnh những chiếc răng thật. Vấn đề chủ yếu mà những người làm răng giả ngày xưa phải đối phó là chất liệu. Theo gót người Etrusca, vàng trở nên thông dụng, nhưng ít người có đủ tiền để bịt răng vàng. Các loại chất liệu quý hiếm khác được sử dụng: xà cừ, đá mã não và bạc. Người mang hàm răng giả nổi tiếng nhất trong lịch sử là George Washington, Tổng thống đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.Răng thật trồng thế vào cũng đã có thời thịnh vượng, nhưng chúng thường gây viêm dị ứng trong miệng và có thể rụng ra bất cứ lúc nào. Những chiếc răng thật này do những người nghèo bán cho nha sĩ, hoặc là răng của người chết, vì chúng thường rẻ hơn.Một khi bạn đã định mang một hàm răng giả, bạn vấp phải vấn đề là làm sao để giữ chúng ở đó. Suốt một thời gian dài, người ta dùng lò xo để giữ miếng đế trên đó, gắn răng giả nằm đúng vị trí. Dĩ nhiên, đôi lúc lò xo sẽ bị trượt ra và hàm răng sẽ nhảy vọt ra khỏi miệng!Chính cái nhược điểm này đã có lần cứu mạng một nhà truyền đạo sống trên đảo Fiji. Những thổ dân giận dữ phản đối sự có mặt của ông trong làng, đã đuổi theo nhà truyền giáo đáng thương đến tận một căn lều. Khi họ bước vào và chuẩn bị giết ông ta, ông đã nhả bộ răng giả ra và giơ lên trước mặt họ. Đám thổ dân không tin vào mắt mình nữa! Họ dẫn ông tới một thầy lang phù thủy có quyền lực lớn và sau đó để ông rời đảo vô sự.Một nha sĩ người Mỹ hành nghề vào đầu thế kỷ 19 đã cho rằng lò xo là không cần thiết nếu miếng đế có thể vừa khớp với lợi. Ông phát hiện ra rằng khi không có khoảng trống giữa đế răng và vòm lợi, sức hút của chân không và một ít keo có thể giữ hàm răng giả rất chặt. Đó là một bước tiến rất lớn của lịch sử những hàm răng giả, nhưng rất nhiều năm sau, ý tưởng này mới thành hiện thực.Tuy vậy, một đế răng hút chặt cũng không giải quyết hết mọi vấn đề của người mang răng giả - đó là làm sao để miệng của họ trông tự nhiên như mang răng thật. Nếu không có răng giả, miệng người ta trông rất kỳ cục. Mặt người đó như "lõm vào", mũi và cằm gần sát nhau đến mức đáng sợ. Nhiều năm qua, người ta mang răng giả chỉ vì một lý do - lấp khoảng trống. Ngày nay, chúng ta biết rằng răng giả rất cần cho sự nghiền nát và tiêu hoá thức ăn. Nhưng trước kia, người ta thấy ăn bằng răng giả thật khó nhọc và thường bỏ chúng ra khỏi miệng trước khi ngồi vào bàn.Phát minh về cao su lưu hóa của Charles Goodyear đã thay đổi tất cả. Đó đúng là chất liệu dành cho miếng đế răng. Giờ đây răng giả được đổ khuôn cho khớp với miệng của từng người. Đồng thời giá cả một hàm răng giả cũng xuống đến mức những người nghèo trong số những người móm cũng có thể làm răng giả.Thời gian trôi qua, cao su lưu hóa được thay bằng celluloid và bằng một loại chất dẻo tổng hợp. Và ngày nay, phổ biến trên toàn thế giới. Răng giả không những được đổ khuôn cho từng người, mà còn được làm sao cho màu hợp với từng hàm răng của mỗi người.Người mang răng giả nổi tiếng trong lịch sử là George Washington - ông có cả một hàm răng giả bằng ngà - một loại chất liệu phổ biến khác. Ngoài khả năng của mình thể thao và lãnh đạo, George Washington cũng được biết đến vì có vấn đề răng trong suốt cuộc đời của mình. Tổng thống bị mất chiếc răng đầu tiên của mình ở tuổi hai mươi và gần như không còn chiếc răng nào khi ông đảm nhận vai trò tổng thống của ông. Sử đương đại cho thấy vấn đề về răng của George Washington là do dị ứng với ôxít thủy ngân.Trong năm 2005, các nhà khoa học ở Baltimore sử dụng laser quét để tìm ra chính xác những gì đã được sử dụng để tạo nên nụ cười của Tổng thống. Kết quả cho thấy hàm răng giả đã được làm từ vàng, răng của con người và răng ngà voi! Ngà được lấy từ sừng của hà mã hay con walrus, và cả một hàm răng được tạc từ một mảnh ngà. Cứ nhìn những bức ảnh của vị tổng thống ta cũng thấy ngay rằng hàm răng giả làm ông đau đớn! Hàm răng của Washington không chỉ làm ông đau khi ăn uống, mà chúng thường làm ông nói vấp khi đang hùng biện và chúng bị hư hỏng dần.Nếu Washington sống ở Pháp, có lẽ ông đã mang một hàm răng giả bằng sứ, do một người Pháp phát minh năm 1770!.