Nhiều phụ huynh thường nghĩ rằng răng sữa không quan trọng, vì dù sao nó cũng sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn sau này. Suy nghĩ này là không đúng và đã dẫn tới những hệ lụy không đáng có sau này.
Quá trình phát triển của răng ở trẻ em
Giai đoạn răng sữa kéo dài từ khi trẻ mọc răng sữa đầu tiên cho đến 5 tuổi.
Những chiếc răng đầu tiên xuất hiện khi bé 6 tháng tuổi và sẽ mọc đủ 20 chiếc trong vòng 18 tháng sau đó.
Như vậy, ở độ tuổi từ 6 - 12 tuổi, một đứa trẻ sẽ có cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Đây được gọi là giai đoạn hỗn hợp.
Mối liên hệ chặt chẽ giữa răng sữa và răng vĩnh viễn
Nhiều phụ huynh cho rằng những chiếc răng sữa sâu không cần phải điều trị vì rồi nó sẽ rụng và thay thế bởi một răng mới. Nhưng đó thực sự là một hiểu lầm tai hại!
Thông thường các răng vĩnh viễn sẽ mọc ở ngay vị trí răng sữa vừa rụng. Với áp lực từ răng vĩnh viễn, chân răng sữa sẽ bị tiêu đi và rụng, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, nếu các răng vĩnh viễn ở vị trí quá xa, nó sẽ mọc lên mà không cần răng sữa phải rụng đã. Vậy là dẫn tới hiện tượng răng mới mọc phía sau hoặc bên cạnh răng cũ. Nếu được điều chỉnh kịp thời (loại bỏ răng sữa), răng vĩnh viễn sẽ về đúng vị trí.
Tuy nhiên, với trường hợp thiếu răng sữa bẩm sinh, sâu răng, sún răng hay mất răng sớm do chấn thương…, răng sữa khác hoặc răng vĩnh viễn sẽ di chuyển vào vị trí mất răng, làm răng vĩnh viễn bên dưới không có đủ chỗ để mọc, gây ra răng ngầm, mọc kẹt hoặc răng chen chúc.
Trước đó, tình trạng sâu răng, sún răng nếu không được điều trị sẽ gây đau nhức làm cho trẻ không ăn được, từ đó dẫn tới biếng ăn, thiếu chất ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Và về lâu dài, sẽ gây ra những dị tật, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe toàn cơ thể.