Nguyên nhân làm răng sứ bị đau nhức
Răng sứ sau khi làm bị đau vì những nguyên nhâu chủ yếu sau: - Kỹ thuật mài cùi răng của bác sĩ không tốt. Có thể mài quá nhiều làm ảnh hưởng đến tủy răng.
Quy trình bọc mão răng sứ thường đòi hỏi răng cần điều trị mài nhỏ đi theo một tiêu chuẩn nhất định (thường là mài đi hết lớp men răng). Sau đó một mão răng sứ sẽ được thay thế cho lớp men răng đã được mài đi đó. Tiêu chuẩn mài răng này là rất quan trọng, nó góp phần quyết định chất lượng của răng - cầu răng sứ được thực hiện sau đó. Răng chỉ được phép mài theo tiêu chuẩn, mài nhiều hơn cũng không được và ít hơn cũng không được.
- Phục hình răng không tốt. Có thể tạo khớp cắn của răng sứ với răng thật (răng đối diện) không chính xác. Khi khớp bị cộm sẽ gây tổn hại cho cả răng sứ và răng thật.Trong hai trường hợp trên, răng cũng cần phải được điều trị tủy răng. Trường hợp này, chỉ cần điều trị tủy răng tốt là có thể bảo tồn răng, không cần thiết phải nhổ răng.Đôi khi, có một số trường hợp răng nhạy cảm. Đối với những răng nhạy cảm thì mặc dù bác sĩ mài răng theo đúng tiêu chuẩn thì răng cũng sẽ chịu cảm giác giống như của chị. Những răng này cần phải có thời gian để tự thích nghi lại. Thường là mất khoảng từ 10 ngày đến 2 tuần để răng thích nghi. Sau thời gian này mà chị vẫn còn cảm giác ê buốt trong ăn uống thì nhất thiết phải điều trị tủy răng.
- Trong trường hợp điều trị tủy răng, tủy răng có thể điều trị không tốt, sau một thời gian có thể đau tái phát lại. Trường hợp này, răng cần phải điều trị tủy răng lại. Vẫn có thể giữ nguyên mão răng sứ để điều trị tủy răng mà không cần thiết phải tháo răng sứ ra để thực hiện răng sứ mới.Có một số ít trường hợp, sau khi làm răng sứ một thời gian, bản thân chiếc răng sứ hoàn toàn bình thường nhưng răng bên cạnh lại bị ê, nhức.
Bởi vì nguyên nhân sau: Như đã phân tích ở trên, trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ phải mài răng. Nếu không hết sức cẩn thận và có kỹ thuật tốt, bác sĩ có thể mài đi cả một phần của lớp men răng bên cạnh.
Chỉ một phần nhỏ men răng bị mài đi thôi nhưng cũng sẽ làm tổn thương cho răng, dẫn đến việc răng bị ê buốt, đặc biệt là khi tiếp xúc với thực phẩm nóng, lạnh, chua, ngọt.Hoặc cũng có thể trong quá trình phục hình sứ, răng sứ bị thiếu một phần, không tiếp xúc khít sát với răng bên cạnh dẫn đến tình trạng nhồi nhét đồ ăn sau này.
Chính việc nhét đồ ăn thường xuyên và liên tục này sẽ làm cho vùng nướu răng bị viêm. Nướu răng bị viêm sẽ làm cho răng có cảm giác ê buốt, nhức (nhẹ) khi ăn uống.