Răng tháo lắp
(Hàm) răng giả tháo lắp được chỉ định điều trị để thay thế khi bệnh nhân bị mất một răng, nhiều răng hoặc thậm chí bệnh nhân không còn răng nào trên miệng.
Khi bị mất nhiều răng hoặc mất hết răng, đặc biệt ở người cao tuổi, chỉ định làm hàm giả tháo lắp là một chỉ định ưu tiên bởi vì:
- dễ thực hiện,- thực hiện trong thời gian ngắn,
- không phải can thiệp lâm sàng nhiều trên miệng bệnh nhân. Điều này rất quan trọng đối với người cao tuổi khi tình trạng sức khỏe yếu và tình trạng tiêu xương ổ răng, xương hàm nhiều.
- chi phí thấp hơn nhiều so với làm răng sứ cố định (đặc biệt quan trọng khi phục hình với số lượng nhiều răng, nếu làm răng sứ cố định chi phí sẽ rất nhiều)
Tuy nhiên, răng giả tháo lắp cũng tồn tại nhiều nhược điểm:
- phải mất thời gian để thích nghi- dễ gây hôi miệng
- ăn nhai sẽ không hoàn toàn giống như răng thật vì hàm giả có thể bị lỏng lẻo
Hàm giả tháo lắp có kết cấu gồm nền bằng nhựa (nhựa cứng hoặc nhựa mềm) ; hoặc khung liên kết (bằng kim loại không gỉ hoặc hợp kim) và răng.
- Hàm có nền bằng nhựa cứng: miễn phí nền nhựa, chỉ tính tiền răng
- Hàm có nền bằng nhựa dẻo: giúp bệnh nhân dễ thích nghi hơn, đỡ đau hơn trong quá trình ăn nhai. Hàm nhựa dẻo cũng làm cho độ 'hít' của hàm răng giả với miệng bệnh nhân tốt hơn, giúp ăn nhai tốt hơn.
- Răng. Răng trên hàm giả chủ yếu là răng bằng nhựa (composite), trong một vài trường hợp có thể sử dụng răng sứ. Răng bằng nhựa sẽ bị mài mòn dần hoặc bị đổi màu trong quá trình sử dụng. Tùy vào các loại răng sẽ có độ bền và chi phí khác nhau:
Tùy vào mỗi trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định làm hàm nhựa hay hàm khung. Còn đối với những trường hợp có thể làm được theo cả hai phương pháp trên thì bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn đề cho bệnh nhân tự lựa chọn.