NHA KHOA THẨM MỸ BÁ LÂN 126
___nụ cười của bạn - đam mê của chúng tôi___


.:126 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1:.


 

Tư vấn: Bệnh Thiểu sản men có chữa được không - Hanh (FB)

Chào bác sĩ: Cháu xin hỏi bác sĩ câu hỏi liên quan đến bệnh Thiểu sản men răng ạ. Cháu có e gái năm nay 16 tuổi thường bị đau răng, sưng tại chỗ răng đau. Đi khám thì bác sĩ kết luận là bị bệnh Thiểu sản men răng, nói răng sẽ dần bị mòn và viêm, không có cách chữa. Cháu lo quá. Bác sĩ cho cháu hỏi: Hậu quả của bệnh là gì? Có cách nào để răng tốt nên ko ạ? Bệnh này có cách chữa khỏi ko ạ? Cháu cảm ơn ạ!


Chào em, http://nhakhoa126.com/hinhanh/Tram-rang-Tay-trang/nha-khoa-126-tram-dap-mat-namha-01.jpgRăng bị rỗ và xỉn màu là một trong những hệ quả của bệnh lý răng thiểu sản do nhiễm một dạng thuốc kháng sinh (Tetracyline). Một tác hại mà ảnh hưởng tới thẩm mỹ nổi tiếng của dòng thuốc này là tác dụng trên răng và xương trẻ em. Do đặc tính đặc thù là kết hợp và tạo phức hợp bền (chelat) với canxi, thành phần nhiều trong xương và răng nên tetracycline dễ dàng tạo phức hợp bền với yếu tố này tại hai cơ quan đang cốt hóa. Sự lắng đọng lâu và kéo dài tetracycline sẽ gây ra hiện tượng hỏng men răng, xỉn răng, hủy hoại sự phát triển xương. Nếu chúng ta dùng tetracycline với bà mẹ mang thai vào giai đoạn cuối của thai kỳ thì sẽ ngăn chặn sự phát triển xương của trẻ em. Do vậy, kháng sinh tetracycline tuyệt đối không được sử dụng ở bà mẹ mang thai thời kỳ cuối (ba tháng cuối) và không dùng cho trẻ em đến khi nào đứa trẻ được 12 tuổi.Việt Nam là một nước có nhiều người bị tình trạng này do ảnh hưởng của những khó khăn trong thời kỳ chiến tranh kéo dài, khi mà người thầy thuốc có ít sự lựa chọn những chủng loại kháng sinh khác nhau trong việc điều trị cho bệnh nhân. Tetracyline gần như là lựa chọn duy nhất trong dòng kháng sinh điều trị bệnh thời đó. Em có thể tìm hiểu kỹ hơn về Tetracyline và những tác hại của nó tại đây nhé. Răng thiểu sản có biểu hiện là men răng rất xấu, rỗ lỗ chỗ và có màu điển hình là xám đen. Loại răng bệnh lý này cũng dễ bị sâu răng, mòn răng, vỡ răng hơn những răng bình thường khác. Khi bị sâu, mòn, vỡ lớn ảnh hưởng tới tủy răng thì răng sẽ có cảm giác đau nhức. Như trường hợp của em em đang gặp phải. Tuy nhiên, răng bị thiểu sản không làm ảnh hưởng tới nướu răng, không làm sưng nướu răng. Nướu răng chỉ sưng khi răng bị nhiễm trùng, hoặc bị một bệnh lý khác về nướu. Răng bị thiểu sản hoàn toàn có thể điều trị được bằng cách tái tạo lại men răng cho bề mặt của răng. Có hai phương pháp điều trị là bọc mão răng sứ hoặc trám đắp mặt (hay còn gọi là veneer composite quang trùng hợp).- Bọc mão răng sứ 
http://nhakhoa126.com/hinhanh/rang-su/nha-khoa-cui-rang.jpg

Điều trị theo phương pháp này,  răng cần điều trị sẽ được mài nhỏ đi. Thường là mài đi hết lớp men răng. Sau đó, mão răng sứ sẽ được thực hiện để thay thế lớp men răng đó. Mão răng sứ sẽ giúp hồi phục hoàn toàn cả về chức năng thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai.

Răng sứ sau khi được thực hiện phải đảm bảo giống như răng thật cả về chức năng và thẩm mỹ, trong đó yếu tố chức năng ăn nhai được bác sĩ đặt lên hàng đầu. Cụ thể là răng sứ sau khi làm xong phải ăn nhai được như răng thật, có cảm giác thoải mái hoàn toàn như răng thật, không bị cấn cộm hay khó chịu sau khi điều trị.

Độ bền của răng sứ phụ thuộc vào chất lượng cùi răng (răng thật được mài nhỏ đi) và mão răng sứ lựa chọn trong quá trình điều trị. Em có thể tìm hiểu thêm thông tin về bài viết phân tích về vấn đề này tại đây nhé.

Làm răng sứ có đau không? Đây có lẽ sẽ là vấn đề mà không ít người quan tâm. Em hãy tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về vấn đề này tại đây nhé.

(html=rangnhiemkhangsinh=html)(html=thoigiandieutriem=html)
- Trám đắp mặt hay còn gọi là tráng men răng, veneer composite:Bề mặt men răng của bạn sẽ được làm cho nhám để tăng cường độ bám dính của vật liệu trám. Bởi vì chỉ làm nhám bề mặt men nên sẽ không gây ảnh hưởng cho men răng, cũng như hoàn toàn không gây cảm giác khó chịu hay đau cho bệnh nhân trong quá trình trám đắp mặt.Ưu điểm: - Có thể tùy chỉnh được độ trắng của men răng mới thực hiện. Trắng nhiều hay trắng ít sẽ tùy thuộc vào quan điểm thẩm mỹ của bệnh nhân.- Thời gian điều trị ngắn hơn nhiều so với bọc mão răng sứ: trong một buổi điều trị.
(html=chiphitramdapmat=html)
(html=tramdapmat=html)
Nhược điểm:- Vì phải trám thêm một lớp men nên răng sẽ có cảm giác dày hơn.- Có thể bong tróc trong quá trình sử dụng sau này nếu cắn phải những đồ cứng.- Sau khi trám, bệnh nhân phải hạn chế sử dụng những thực phẩm có màu: trà, cà phê, thuốc lá, nước tương,...-Thời gian màu răng bị nhiễm trở lại: khoảng 2 - 3 năm, tùy vào chế độ sinh hoạt của mỗi người.Vì trám đắp mặt chỉ cải thiện được màu sắc của răng, không can thiệp chỉnh sửa được hình dáng của răng và sẽ làm cho răng dày hơn nên những trường hợp sau không nên áp dụng phương pháp trám đắp mặt:- răng hô. Sau khi trám sẽ làm cho răng trở nên hô hơn.-răng xô lệch, chen chúc. Rất khó thao tác trám ở những kẽ răng, điều này ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ cuối cùng- răng móm: hàm dưới phủ lên hàm trên. Sau khi trám, cạnh cắn của răng hàm trên sẽ không được trám vì ảnh hưởng đến khớp cắn tiêu chuẩn ban đầu.
Em hãy cho em của em đến trực tiếp phòng khám, chúng tôi sẽ khám và tư vấn cho em cụ thể, chính xác hơn. Khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Chúc em của em sớm có một hàm răng đẹp như mong muốn với chất lượng sức khỏe răng miệng thật tốt!
Thân chào em,
http://nhakhoa126.com/hinhanh/logo_balan-01.jpg
126 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP HCM
Tel: 08 38 38 9660 - 08 39 209 902Hotline: 0982 365 0000982 365 000Email: nhakhoathammy126@gmail.com

Bài cùng chuyên mục

  • Tư vấn: Nhổ răng và trồng lại răng mới - Thu Thảo
  • Tư vấn: mất men răng - Lê Thị Thanh (Hà Nội)
  • Tư vấn: Điều trị cho răng nhọn mọc giữa hai răng cửa, làm răng cửa rất thưa - Phạm Văn Chung
  • Tư vấn: Bọc sứ thẩm mỹ cho răng bị nhiễm kháng sinh - T.G
  • Tư vấn: Niềng răng mọc chen chúc - Tran Oanh
  • Tư vấn: Trồng lại răng số 7 - Quang Vũ
  • Tư vấn: mất men răng - Lê Thị Thanh (Hà Nội)
  • Tư vấn: Răng lung lay do tai nạn có lành được không? - Công Hùng (Thanh Hóa)
  • Tư vấn: Răng thưa - Kiều Linh (Hải Dương)
  • Tư vấn: Em muốn làm răng khểnh thì chi phí bao nhiêu và thời gian bao lâu? -
  • Tư vấn: chi phí chỉnh răng bị hô - Ngọc Anh (Hà Nội)
  • Tư vấn: răng thừa - P V Chung (Huế)
  • Tư vấn: sau 4 năm nhổ răng có trồng lại răng mới được không? - Nguyen Thi Na (Ninh Bình0
  • Tư vấn: chỉnh răng khấp khểnh - Diệu Linh (Hà Nội)
  • Tư vấn: nhổ và trồng lại răng mới - Thế Anh (Hà Nội)
  • Tư vấn: mini-implant - Manh Tuan (Quận 9 - TP HCM)
  • Tư vấn: Muon lam lai rang su - Huong Kieu (Malaisia)
  • Tư vấn: Tôi 36 tuổi. Răng tôi bị thưa nên niềng răng hay bọc sứ? - Thanh Tâm
  • Tư vấn: Răng mọc lệch nên điều trị như thế nào? - Ngọc Dang (EG)
  • Tư vấn: Răng dư ở phía trong làm cho răng cửa nhô ra phía trước, điều trị như thế nào? - Tieu Tieu (E-G)
  • Tư vấn: điều trị thẩm mỹ cho răng bị gãy do tai nạn - Thu Hiền (Thanh Hóa)
  • Tư vấn: Răng đã trám bị vỡ lớn - Kim Ngân (Quận 1 - TP HCM)
  • Tư vấn: hai răng cửa to có thể mài cho nhỏ lại được không? - Nguyen Thi My (Gò Vấp - TP HCM)
  • Tư vấn: răng càng ngày càng dài ra, bên trong có mọc thêm một răng nữa - Khánh Hoàng (Quảng Ngãi)
  • Website thuộc  Công ty TNHH TM Bá Lân.
    MST:0312553345.
    Địa chỉ: 126 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

    ĐT: 028 38 38 9660 - Hotline: 0937 999 126
    © Copyright 2021 By nhakhoa126.com
    Nụ cười của bạn | Đam mê của chúng tôi
    THIẾT KẾ BỞI HTM.WIKI