NHA KHOA THẨM MỸ BÁ LÂN 126
___nụ cười của bạn - đam mê của chúng tôi___


.:126 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1:.


 

Tư vấn: Răng trẻ em rất xấu phải làm thế nào? - Nguyen Ha

Chào bác sỹ,

Em có 2 con (6 tuổi và 4 tuổi), 2 cháu răng đều rất xấu. Đứa 6 tuổi, em dùng khăn sạch lau vệ sinh rằng = nước muối từ lúc 2 tuổi, đến khi 3.5 tuổi thì dùng bàn chải đánh răng nhưng răng cháu vẫn sâu nhiều, hàn 15 ngày lại bung, điều trị tủy rồi vẫn bong mối hàn và đau, cả 2 hàm răng cháu thì chỉ có 4 răng cửa hàm dưới là OK còn lại sâu hết, giờ cháu bắt đầu đổi răng (đã được 2 chiếc răng cửa hàm dưới).

Đứa 4 tuổi thì từ lúc cháu mọc răng sau khoảng 6 tháng bắt đầu có dấu hiệu hiệu xấu: xỉn màu sau đó tróc hết 1 lượt men giầy, sau đó răng mủn và bị sâu.

Cả 2 cháu rất hay xuất hiện những bọc ở lợi, bên trong giống như mủ, cháu lớn không thấy đau và chỉ 1~2 ngày là hết, cháu nhỏ thì kêu đau và khoảng 7~10 ngày mới hết.

Vậy bác tư vấn giúp em xem liệu 2 cháu có bị thiếu vi chất gì ko, liệu có thể bổ xung để đợt răng tới khỏe hơn không ạ. Cháu đi khám ở đâu ạ?

Em cảm ơn


Chào chị, Sâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi (từ những trẻ răng sữa đến người già).

Vi khuẩn gây sâu răng là các vi khuẩn bám vào mặt răng và có khả năng gây sâu răng, chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme thủy phân chất lòng trắng trứng (một thành phần trong nước miếng), những chất đó có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ của kết cấu răng. Các vi khuẩn này bám vào răng hình thành các đốm khuẩn, đến lượt các đốm khuẩn này phát triển tấn công răng.

Đặc biệt, men răng sữa của các bé thường rất yếu, mỏng manh. Yếu thì dễ bị sâu. Nếu không được chăm sóc kỹ, răng của bé sẽ bị sâu răng tấn công từ rất sớm.

Như trường hợp của hai bé nhà chị, mặc dù được vệ sinh răng miệng kỹ nhưng vẫn bị sâu răng thì có thể nghĩ đến nguyên nhân do men răng xấu bẩm sinh (cơ địa), hoặc do men răng thiếu flour (chủ yếu được cung cấp từ nguồn nước sinh hoạt, hoặc từ những thực phẩm ăn uống hàng ngày hoặc từ kem đánh răng,...).

Lượng flour được cung cấp cho men răng từ kem đánh răng chỉ có tác dụng khi đánh răng đúng và đủ thời gian cần thiết. Chị có thể tìm  hiểu thêm thông tin về cách dạy cho bé đánh răng tại đây nhé.

Thức ăn cho trẻ phải cung cấp đầy đủ sinh tố A, C, D, các muối khoáng có trong các loại rau, quả, củ, thịt, trứng, sữa, thức ăn biển như: cá, cua, nghêu,… để giúp răng phát triển, chất fluor giúp cho cấu tạo răng bền vững. Nên cho trẻ ăn thức ăn có xơ, những sợi xơ cùng nước bọt tiết ra có khả năng cuốn đi thức ăn còn vướng ở kẽ răng, đó cũng là một cách phòng tránh sâu răng cho trẻ.
Vấn đề thứ hai là bây giờ răng bé đang có nhiều lỗ sâu, cứ trám (hàn) lại bong ra và có những bọc mủ ở dưới chân răng.
1. Vật liệu trám dễ bị bong ra, đối với trường hợp trám cho những răng sữa thường không phải là do nguyên nhân ở kỹ thuật điều trị của bác sĩ mà nằm ở nguyên nhân sự hợp tác của trẻ.
Trám răng sữa là một hoạt động điều trị dễ mà không dễ. Dễ vì pháp pháp trám đơn giản, nhanh chóng bởi những tiến bộ của vật liệu trám răng hiện nay rất tốt.Không dễ vì thường bác sỹ ít nhận được sự hợp tác của trẻ. Răng được trám cần sạch sẽ, khô ráo ít nhất một khoảng thời gian là 30 giây. Nhưng 30 giây ngắn ngủi này thực sự rất khó tạo ra, bởi bé thường ít hợp tác khi điều trị, nếu như sự điều trị này không bắt nguồn tự sự tự giác của bé. Bé thường ngậm miệng, hoặc vùng vẫy, hoặc có bé ngoan ngoãn nằm yên, há miệng, nhưng đến lúc thực sự cần thiết thì lại ngậm miệng. Lúc này, nước bọt sẽ trào vào răng làm mất điều kiện cần thiết cho trám răng. Bác sỹ nếu cẩn thận sẽ phải thao tác lại từ đầu. Đôi khi, bác sỹ sẽ đặt vật liệu trám lên răng (mặc dù răng đang bị ướt). Vì vậy, vật liệu trám rất dễ bị rơi ra, thậm chỉ rơi ra chỉ sau vài ngày điều trị. Nếu bác sỹ kiên trì thực hiện đúng kỹ thuật thì miếng trám răng đảm bảo sẽ không bao giờ rơi ra, hoặc chỉ rơi ra sau một thời gian dài sử dụng.Chính vì vậy, nếu nhận được sự hợp tác của trẻ thì việc trám răng thành công cho các bé là 100%. Thế nhưng, để nhận được sự hợp tác của trẻ trong điều trị lại không hề đơn giản. Đây phải là một quá trình "điều trị tâm lý" công phu và rất mất thời gian.
Trám răng cho bé cũng như những kỹ thuật điều trị khác không khó, không làm bé đau nhưng cái khó là ở tâm lý của bé, ở sự hợp tác của bé.
Hầu hết - nếu như không muốn nói là tất cả các bé đều rất sợ hãi điều này! Và nỗi sợ của bé - trong trường hợp này - là hoàn toàn chính đáng, là tâm lý hoàn toàn tự nhiên của các bé. Người lớn khi phải đi làm răng - mặc dù đã ý thức được là không đau - mà cũng sợ 'toát mồ hôi' - huống hồ các bé!
http://nhakhoa126.com/hinhanh/rang-tre-em/nha-khoa-kham-rang-cho-tre-em-be-gia-nghi03.jpg http://nhakhoa126.com/hinhanh/rang-tre-em/nha-khoa-kham-rang-cho-tre-em-be-gia-nghi02.jpghttp://nhakhoa126.com/hinhanh/rang-tre-em/nha-khoa-126-tre-so-khi-di-lam-rang-tienhuong-o2.jpg http://nhakhoa126.com/hinhanh/rang-tre-em/nha-khoa-cham-soc-nu-cuoi-cho-tre-02.jpghttp://nhakhoa126.com/hinhanh/rang-tre-em/nha-khoa-cham-soc-nu-cuoi-cho-tre-03.jpg http://nhakhoa126.com/hinhanh/rang-tre-em/nha-khoa-cham-soc-nu-cuoi-cho-tre00.jpg
Vậy phải làm sao để bé yêu thích việc đến phòng nha? hoặc ít ra là vững tâm hơn khi đến gặp các cô nha sỹ? Chị hãy tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về vấn đề này tại đây nhé.
2. Những bọc mủ ở dưới răng sâu là sự thoát ra của dịch mủ ở những mô nhiễm trùng do sự sâu răng gây nên, thường là nhiễm trùng tủy răng.
http://nhakhoa126.com/hinhanh/Benh-ly/nha-khoa-126-phim-x-quang-rang-tre-em.jpg http://nhakhoa126.com/hinhanh/Benh-ly/nha-khoa-126-rang-so-6-bi-sau-som.jpghttp://nhakhoa126.com/hinhanh/Benh-ly/nha-khoa-rang-tre-em-bi-ap-xe.jpg http://nhakhoa126.com/hinhanh/Benh-ly/nha-khoa-rang-tre-em-bi-apxe.jpghttp://nhakhoa126.com/hinhanh/Benh-ly/nha-khoa-126-rang-sung-mu-do-nhiem-trung-tuy.jpg
Khi có sự nhiễm trùng tủy răng này, răng sâu thường sẽ đau nhức. Răng chỉ hết nhức nếu như sự nhiễm trùng này được làm sạch, tức là phải điều trị tủy răng và trám bít cẩn thận để ngăn chặn sự nhiễm trùng trở lại. Nếu cứ để tự nhiên thì tự sức đề kháng của cơ thể sẽ làm răng hết nhức sau một thời gian cơ thể tự chiến đấu với bệnh tật. Cố nhiên là, nếu không được can thiệp điều trị triệt để thì sau một thời gian, sự nhiễm trùng bùng phát, nặng hơn thì cơ thể lại sẽ chịu sự đau nhức. Cứ sau mỗi lần như vậy, bệnh tình - ở đây là răng sâu - sẽ nặng hơn, răng bị tàn phá nhiều hơn, tủy răng và nướu răng bị nhiễm trùng nhiều hơn. Như trường hợp của các bé nhà chị đang gặp phải. Có nghĩa là, để điều trị thật tốt cho các bé nhà chị, chị nên làm như sau: - Trước hết và lâu dài là tiếp tục giữ vệ sinh răng miệng thật kỹ cho các bé. Đừng nản lòng. Đừng thấy rằng mặc dù đã giữ gìn cẩn thận mà răng vẫn bị sâu nên không giữ nữa. - Sau đấy là tạo một tâm lý thoải mái nhất cho các bé khi đi làm răng. Các bé phải có sự hợp tác một cách tự nguyện thì những điều trị của bác sĩ mới chu đáo và thành công. - Khi đã có sự tự nguyện của các bé rồi thì bác sĩ sẽ chữa tủy, đồng thời trám bít cẩn thận những răng sâu. Chỉ có như vậy mới giữ được một chất lượng răng miệng tốt nhất cho các bé.
Tuy là răng sữa nhưng có vai trò rất quan trọng: trước hết là giúp cho bé ăn uống được ngon miệng (giống như người lớn, sẽ khó khăn thế nào trong ăn uống nếu thiếu - mất răng?); giúp định hình cho răng vĩnh viễn sau này mọc thẳng, đúng vị trí; và đặc biệt là kích thích sự phát triển của xương hàm. Chị có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết về vấn đề này tại đây nhé. Vì vậy, hãy cố gắng giữ gìn răng của các bé tới lúc thay răng tự nhiên, không nên nhổ đi quá sớm để tránh nguy cơ răng mọc lệch và không tốt sau này.
Ở Hà Nội, chị hãy tìm hiểu gần nơi mình ở những trung tâm nha khoa uy tín hoặc cho các bé đến bệnh viện có chuyên khoa RHM để được khám và tư vấn cụ thể, chính xác hơn. Chúc các bé luôn có một chất lượng sức khỏe răng miệng thật tốt!
Thân chào chị,
http://nhakhoa126.com/hinhanh/logo_balan-01.jpg
126 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP HCM
Tel: 08 38 38 9660 - 08 39 209 902Hotline: 0982 365 0000982 365 000Email: nhakhoathammy126@gmail.com

Bài cùng chuyên mục

  • Cháu có một câu hỏi về sâu răng - Doãn Thuần (Quận 12 - TP HCM)
  • Tư vấn: Răng mẻ và bị nhức - Nguyen Thi Nga (Bình Tân - TP HCM)
  • Tư vấn: chi phí chỉnh răng bị hô - Ngọc Anh (Hà Nội)
  • Tư vấn: nhổ và trồng lại răng mới - Thế Anh (Hà Nội)
  • Tư vấn: Răng trẻ em bị mềm, có phải do bú sữa đêm? - Duong Ngoc (Bình Tân - TP HCM)
  • Tư vấn: Răng đã trám bị vỡ lớn - Kim Ngân (Quận 1 - TP HCM)
  • Tư vấn: Đang cho con bú có điều trị tủy răng được không - Thu Hà (Đồng Nai)
  • Tư vấn: Nhổ răng hàm hết bao nhiêu tiền? - Nguyen Van Quang
  • Tư vấn: Răng bị sâu to có thể điều trị được không hay phải nhổ bỏ - das beuer (Hà Nội)
  • Tư vấn: Trám răng một thời gian, răng bị bể một mảnh phải làm gì để giữ nó lại? - Tiến Hòa
  • Tư vấn: Em có răng hàm sâu rất nặng, mưng mủ và đau nhức. Em đang cho con bú có nhổ ngay được không? - Nguyễn Thị Hòa (Thái Bình)
  • Tư vấn: trám răng xong bị nhức - Tú Anh (Bình Tân - TP HCM)
  • Tư vấn: răng bọc sứ bị đau nhức - Nhật Tiến (Quận 7 - TP HCM)
  • Tư vấn: trám răng bị bong ra thì nên làm thế nào? - Quynh Chi (Sơn La)
  • Tư vấn: Con trai tôi 6 tuổi, bị sâu răng số 5 có nên nhổ không? - Vũ Thị Thủy (Sóc Trăng)
  • Tư vấn: cháu bị sâu răng hàm số 6 muốn trồng lại răng sứ - Bùi Thị Ngát (Nam Định)
  • Tư vấn: kẽ răng bị sâu điều trị cách nào? - Thanh Sơn (Cà Mau)
  • Tư vấn: Răng em bị sâu rất lớn - Do
  • Tư vấn: sâu răng bị chảy mủ và có mùi hôi có chữa khỏi hoàn toàn không - (Hong Nu - TP HCM)
  • Tư vấn: sâu răng cửa - Hà Giang
  • Tư vấn: răng đau sau khi trám - Nguyễn Thị Lan (Đại học Thương Mại)
  • Tư vấn: Đang cho con bú có nhổ răng được không? - Ut Quyen (Đức)
  • Tư vấn: Răng sâu chỉ còn chân - Nguyễn Phương
  • Tư vấn: rang tre em - Thanh Thinh (Đà Nẵng)
  • Website thuộc  Công ty TNHH TM Bá Lân.
    MST:0312553345.
    Địa chỉ: 126 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

    ĐT: 028 38 38 9660 - Hotline: 0937 999 126
    © Copyright 2021 By nhakhoa126.com
    Nụ cười của bạn | Đam mê của chúng tôi
    THIẾT KẾ BỞI HTM.WIKI