Tư vấn: chăm sóc răng miệng đúng cách - Ngọc Hân
(Hỏi bởi Ngọc Hân, lúc 30-08-2012 00:24)
Hồi nãy em có hỏi về đánh răng đúng cách, cho em hỏi thêm về cách chăm sóc răng miệng đúng cách nữa? Cám ơn bác sĩ Trả lời:
Chào em, Chăm sóc SKRM cũng như việc điều trị bệnh răng miệng phải nhằm bảo đảm ba yêu cầu: chức năng, thẩm mỹ, dự phòng. Ba yêu cầu này phải hài hòa và bổ sung cho nhau, nhưng yêu cầu chức năng là quan trọng nhất. Không nên vì muốn chỉnh hình vị trí một răng đẹp, trám thẩm mỹ một răng đẹp mà quên đi khớp cắn hai hàm, tình trạng mô nha chu,... mà làm mất chức năng của răng.Miệng là cửa ngõ đầu tiên của hệ tiêu hóa, là nơi vi trùng xâm nhập nhanh nhất vào cơ thể, nơi đó có nhiều yếu tố tạo môi trường cho vi khuẩn trú ẩn và phát triển làm phát sinh rất nhiều bệnh tật - không chỉ là những bệnh về răng miệng: viêm nướu, viêm nha chu, nhiễm trùng răng, nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa, tim mạch,…Em nên bắt đầu việc chăm sóc SKRM bằng việc kiểm soát vệ sinh răng miệng thật tốt: đánh răng tối thiểu ngày hai lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Hoặc tốt nhất là chải răng buổi sáng lúc thức dậy, sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Đánh răng, chải răng có thể làm mất đi những mảng thức ăn bám quanh răng và các loại vi khuẩn gây sâu răng, làm cho hơi thở không có mùi. Để có hàm răng khỏe đẹp, cần chải răng thường xuyên, đúng cách, đều đặn hằng ngày. Tuy nhiên, có khá nhiều mảng bám thức ăn 'cứng đầu' không chịu khuất phục bởi bàn chải đánh răng. Lâu ngày, những mảng bám này bị canxi hóa tạo nên vôi răng bám dính trên bề mặt răng hoặc giữa răng với nướu. Vôi răng đe dọa nghiêm trọng tới SKRM vì có thể là nguyên nhân gây ra viêm nướu, viêm nha chu. Khi nướu bị vôi răng bám dính, đè lên lâu ngày sẽ bị viêm đỏ, sưng tấy. Nướu bị viêm là nguyên nhân đầu tiên gây trạng chảy máu nướu răng, hôi miệng Vì vậy, ngoài việc đánh răng đều đặn hàng ngày, em phải hình thành thói quen đi lấy vôi răng tại phòng nha mỗi 6 tháng một lần. Trong quá trình lấy vôi răng, nha sĩ sẽ kiểm soát loại bỏ hết các ổ vi khuẩn, đồng thời trám phòng ngừa lại tất cả răng sâu (nếu có).
Một hàm răng khỏe đẹp phải hội đủ các yếu tố: chắc khỏe, không bị những bệnh về răng miệng, hình dáng răng đều đặn, không dị dạng, màu sắc trắng bóng. Răng đẹp một phần do yếu tố di truyền, nhưng hầu hết những người có răng lợi tốt là do vệ sinh răng miệng thường xuyên
Khi em bị mất một hay nhiều răng, em phải được trồng lại những đơn vị răng bị mất. Điều này là chỉ định bắt buộc và đặc biệt quan trọng vì nếu không được trồng lại sớm, tất cả các răng còn lại trên cung hàm sẽ bị xáo trộn, xô lệch, dẫn đến các điểm tiếp xúc giữa các răng không tốt sẽ dẫn đến tình trạng bị nhồi nhét thức ăn vào kẽ răng, gây ra viêm nha chu và sâu răng.
Ngày nay với kỹ thuật của nha khoa hiện đại, việc trồng lại răng sứ gần như đạt đến 99% như răng thật về ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ. Răng có nhiệm vụ giúp cho hệ tiêu hóa được khoẻ mạnh, vì nếu thức ăn không được nhai nhuyển, khi vào dạ dày sẽ khó tiêu hóa hơn, dễ làm bao tử bị đau. Răng sữa mất sớm sẽ làm cho trẻ nói ngọng và phát âm không chính xác. Người lớn mất răng cửa sẽ khó nói đúng giọng nhất là khi học ngoại ngữ.
Khi bị mất răng, các răng còn lại trên cung hàm sẽ bị xô lệch nghiêm trọng
Răng sẽ có xu hướng xâm lấn vào khoảng trống mất răng. Trên hình ảnh biểu thị răng hàm trên bị trồi dài, xâm lấn xuống khoảng trống bên dưới vì răng hàm dưới bị mất Bình thường các răng trên cung hàm sẽ tiếp xúc nhau và ăn khớp với hàm đối diện tạo nên một khớp cắn hài hòa giúp bạn có thể ăn nhai tốt. Nếu một trong các răng trên cung hàm mất đi, các răng kế cận có xu hướng ngã vào khoảng trống bị mất răng, răng đối diện với khoảng mất răng cũng có xu hướng trồi lên để lấn vào khoảng trống. Các răng trên cung hàm không còn tiếp xúc tốt không chỉ dẫn đến thưa răng mà còn gây xáo trộn khớp cắn, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.
Răng giả, nhưng nó sẽ đi theo bạn đến suốt cuộc đời. Vì vậy, trước khi bạn quyết định đi nha khoa bạn phải suy nghĩ kỹ và tìm cho mình một nha sĩ giỏi thật sự và có y đức. Trình độ của nha sĩ được bạn chọn là yếu tố quyết định chứ không phải ở quy mô của phòng khám nha khoa.
Chăm sóc SKRM cũng như việc điều trị bệnh răng miệng phải nhằm bảo đảm ba yêu cầu: chức năng, thẩm mỹ, dự phòng. Ba yêu cầu này phải hài hòa và bổ sung cho nhau, nhưng yêu cầu chức năng là quan trọng nhất. Không nên vì muốn chỉnh hình vị trí một răng đẹp, trám thẩm mỹ một răng đẹp mà quên đi khớp cắn hai hàm, tình trạng mô nha chu,... mà làm mất chức năng của răng.
Thân chào em,
126 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP HCM
Tel: 08 38 38 9660 - 08 39 209 902Hotline: 0982 365 000Email: nhakhoathammy126@gmail.com