Tư vấn: răng đau sau khi trám - Nguyễn Thị Lan (Đại học Thương Mại)
Chào bác sĩ,
Sau khi trám răng sau cháu thấy răng đau nhức kéo dài, đặc biệt là mỗi khi ăn thức ăn mà đụng phải chiếc răng đấy và khi uống nước. Như vậy là cháu bị sao ạ? Cám ơn bác sĩ!
Chào cháu, Trước hết, xin nói về cấu tạo răng cơ bản để cháu dễ hình dung. Về cơ bản, răng có cấu tạo gồm 3 phần: men răng ở ngoài cùng, ngà răng ở giữa và trong cùng là tủy răng. Sâu răng là một bệnh tiến triển theo thời gian. Ban đầu, lỗ sâu chỉ hình thành ở phần men răng. Ở giai đoạn này, răng sẽ được trám tại tạo lại và được hồi phục một cách hoàn toàn. Giai đoạn thứ hai của sâu răng sẽ làm tổn thương ngà răng. Bởi vì lớp ngà răng khá dày nên khi ngà bị tổn thương ở phần nông thì vẫn có thể trám tái tạo lại được chất lượng của răng. Nhưng khi lớp ngà sâu bị tổn thương, và đặc biệt khi lớp tủy răng bị tổn thương thì răng sẽ bị đau nhức.
Răng mới bị nhiễm sâu. Ở giai đoạn này, việc trám răng sẽ đem lại sự hồi phục tốt nhất cho răng

Sâu răng là một bệnh tiến triển theo thời gian. Càng để lâu, vết sâu sẽ càng lan rộng. Ở giai đoạn sâu men răng (ngà răng chưa bị tổn thương hoặc bị tổn thương ở mức độ nhẹ), răng hoàn toàn có thể trám tái tạo để phục hồi lại men răng
Khi ngà răng bị tổn thương nhiều, độ che phủ tủy răng bị mỏng thì việc trám hồi phục lại chức năng cho răng là rất thấp. Trong những trường hợp này, nếu răng còn có thể trám lại được thì về lâu dài, chất lượng của răng cũng sẽ không được tốt. Có thể sau này, răng sẽ bị đau nhức vì tủy răng bị kích thích do lớp ngà răng bảo vệ tủy răng đã rất mỏng.

Hoặc trước khi trám răng không bị nhức nhưng khi trám, răng sẽ bị nhức. Vì sao vậy? vì răng là một khối rất vững chắc. Tủy răng bị nhiễm trùng, khi bị bịt kín lại (trám) sẽ tạo môi trường yếm khí cho vi khuẩn sinh sôi, làm áp suất buồng tủy tăng lên, gây kích thích tủy răng - là nơi chứa thần kinh, mạch máu nuôi dưỡng và chi phối cảm giác của răng - chính vì vậy, ở giai đoạn này, răng sẽ đau nhức, đặc biệt là khi có kích thích cơ học (ăn nhai) hoặc kích thích nhiệt (uống nước nóng, lạnh). 
Trong trường hợp này, răng cần phải chữa tủy mới hết đau nhức. Sau đó, răng có thể được trám hoặc bọc mão răng sứ.
Tủy là nguồn sống của răng, giúp cho răng dẻo dai, có thể chống chịu được lực ăn nhai hoặc va chạm với vật cứng. Răng sau khi chữa tủy sẽ bị chết theo đúng nghĩa đen, trở nên vôi hóa, giòn và rất dễ vỡ khi ăn nhai phải đồ cứng.
Bởi vậy, những răng sau khi khi chữa tủy chúng tôi đều tư vấn cho bệnh nhân hiểu và lên kế hoạch bọc mão răng sứ lại. Tốt nhất là nên bọc mão răng sứ ngay sau khi điều trị tủy răng. Nếu vì một lý do nào đấy thì thời gian chậm nhất để bọc mão răng sứ là 1 năm sau khi điều trị tủy. Bởi đây là khoảng thời gian mà răng sẽ bị vôi hóa hoàn toàn.
Răng chữa tủy sẽ trở nên giòn và rất dễ bị bể lớn. Ảnh chụp bằng tia X và máy nội soi tại Nha khoa 126
Trường hợp của cháu có thể là một trường hợp răng đã bị sâu lâu ngày, lớp ngà đã bị tổn thương nhiều. Vì vậy, sau khi trám, răng cháu có những biểu hiện như cháu đã miêu tả.
Cháu hãy qua trực tiếp phòng khám, chúng tôi sẽ khám và tư vấn cho em cụ thể, chính xác hơn. Khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Chúc cháu sớm có một chất lượng sức khỏe răng miệng thật tốt!
Thân chào cháu, 
126 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP HCM
Tel: 08 38 38 9660 - 08 39 209 902Hotline: 0982 365 000
0982 365 000Email: nhakhoathammy126@gmail.com