NHA KHOA THẨM MỸ BÁ LÂN 126
___nụ cười của bạn - đam mê của chúng tôi___


.:126 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1:.


 

Vì sao không nên dùng tăm xỉa răng?


http://nhakhoa126.com/hinhanh/tin%20tuc/nha-khoa-tam-xia-rang.jpgKhe giữa 2 răng thường hẹp. Cây tăm lại hình trụ tròn. Cho dù được chuốt nhọn, thì chiều dài của phần nhọn cũng không đủ để xuyên qua được khe hẹp giữa 2 răng. Để có một sức khỏe răng miệng tốt hơn, ngay từ bây giờ, bạn hãy thay hũ tăm xỉa răng trên bàn ăn nhà mình bằng một hộp chỉ nha khoa. Và hãy khuyên cả nhà sử dụng nó!

> Những dữ kiện 'vui mà thật' về sức khỏe răng miệng

> Làm sao để giảm đau khi mọc răng khôn?

> Bảo tồn răng cửa bị chấn thương

> Vũ khí mới chống sâu răng

> Nhận biết sức khỏe qua răng miệng

> Những thói quen phá hoại răng của bạn

> Vệ sinh răng miệng giúp hạn chế các vấn đề về tim!

> Mảng bám răng và nguy cơ tổn thọ!

> Bệnh sâu răng

Do không xuyên qua được khe hẹp giữa 2 răng, chúng ta tìm cách xia qua phần cổ răng (là phần tiếp giáp giữa răng và nướu / lợi). Chỗ này có 1 cái khe hình tam giác, được lấp đầy bởi mô mềm gọi là nhú lợi. Dùng tăm xỉa qua chỗ này để lại hậu quả là chúng ta dần dần phá hủy nhú lợi; nhú lợi bị phá hủy thì để lộ ra cái lỗ hình tam giác, thuận lợi để thức ăn dai như thịt gà, da gà, khô mực, v.v... chui vào và kẹt lại ở đó.Thưa kẽ chân răng, với người Việt Nam, thường là do xỉa răng không đúng cách!.http://nhakhoa126.com/hinhanh/tin%20tuc/nha-khoa-tam-xia-rang-02.jpgThường thì chúng ta sẽ dùng răng hàm để cắn đứt thức ăn dai, cứng. Khi cắn mạnh, các phần dai, dẻo, mềm sẽ chui tọt vào kẽ răng. Nếu kẽ răng đủ to (do ta dùng tăm mà tạo ra), thì miếng thịt to bị lực cắn mạnh tác động cũng chui tọt vào và mắc lại kẽ răng. Do cấu trúc của kẽ răng có chỗ rộng, chỗ hẹp, miếng thịt sẽ gây sức ép lên 2 răng ở phần khe hẹp và gây đau, ê. Kiểu đau ê ẩm, âm ỉ.Sai lầm tiếp theo là để loại bỏ cảm giác ê ẩm, âm ỉ đó là dùng cây tăm thất cách để chọc ngoáy vào. Như trên đã nói, đầu tăm chuốt nhọn quá ngắn, không đủ để xuyên từ bên này qua bên kia để có thể đẩy hẳn miếng thịt ra khỏi khe. Do đó, ta có xu hướng chọc mạnh, hy vọng sẽ đẩy được miếng thịt rớt ra ngoài. Tuy nhiên, càng làm thì răng càng đau thêm, mà miếng thịt vẫn cứ cứng đầu ở đó và tiếp tục gây đau. Như vậy, đau là do miếng thịt nêm chặt trong kẽ răng và do ta dùng tăm to cứng để công phá khe răng hẹp. Nếu miếng thịt ngoan cố không chịu ra, thường thì 1 thời gian sau (1 hoặc 2 ngày sau), dưới tác động của nước bọt, miếng thịt sẽ mềm dần và rớt ra từng miếng nhỏ thì cảm giác đau sẽ bớt.http://nhakhoa126.com/hinhanh/tin%20tuc/chi-to-nha-khoa.JPGĐể giải quyết tình trạng này, bạn nên tập bỏ thói quen dùng tăm không đúng cách. Có nhiều giải pháp:* Tăm tre dạng nhỏ, mảnh* Tăm nhựa có đầu tăm dài, mỏng, có thiết kế hình học phù hợp với cấu trúc khe răng hẹp như là tăm siêu sạch Easy Clean.* Chỉ nha khoa hoặc tăm chỉ.
http://nhakhoa126.com/hinhanh/logo_balan-01.png
Website thuộc  Công ty TNHH TM Bá Lân.
MST:0312553345.
Địa chỉ: 126 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

ĐT: 028 38 38 9660 - Hotline: 0937 999 126
© Copyright 2021 By nhakhoa126.com
Nụ cười của bạn | Đam mê của chúng tôi
THIẾT KẾ BỞI HTM.WIKI